Khi quyết định xây dựng Website, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu dịch vụ Web Hosting là gì để nhằm đảm bảo nắm bắt đủ kiến thức về một không gian lưu trữ đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.
Web Hosting sẽ chứa tất cả dữ liệu, Database của Website để bất kỳ người dùng nào gõ tên miền lên trình duyệt thì Hosting sẽ chuyển tất cả các file cần thiết từ máy chủ đến trình duyệt đó.
Dịch vụ Web Hosting là gì?
Vậy dịch vụ Web Hosting là gì? Đây được hiểu là dịch vụ cho thuê không gian trên máy chủ (Server) để lưu trữ, xử lý dữ liệu Website trên Internet. Server của nhà cung cấp dịch vụ Hosting sẽ có IP và đường truyền riêng với cấu hình rất cao nên hoạt động luôn ổn định và bảo mật tốt. Server sẽ chạy xuyên suốt để Website có thể hoạt động liên tục, mọi lúc, mọi nơi.
Cách thức hoạt động của Web Hosting là gì? Web Hosting sẽ hoạt động trên nguyên lý cho phép lưu trữ các tập tin dữ liệu từ Website cá nhân, tổ chức lên hệ thống mạng máy tính có hiệu suất vận hành cao (high-powered computers) được kết nối tới hệ thống internet toàn cầu. Khi mọi người gõ vào địa chỉ Website, hệ thống internet toàn cầu kết nối tới máy chủ Web chứa dữ liệu Website và chuyển thông tin Website trở lại máy tính cá nhân. Nhờ cơ chế như vậy, mọi người có thể trải nghiệm Website truy cập theo như ý muốn.
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ Hosting thì nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm đảm bảo cho Server hoạt động tốt, chống được các cuộc tấn công mạng, đồng thời phải đảm bảo sở hữu đội ngũ nhân viên dịch vụ còn có những kiến thức chuyên sâu, am hiểu về quản trị hệ thống mạng.
Web Hosting là gì? Các tính năng nổi trội của Web Hosting là gì?
Tính năng của Web Hosting là gì?
– Tên miền (Domain): Tên miền sẽ giúp Website dễ dàng hiển thị trên Internet hơn là thông qua giao thức mã hóa IP truyền thống.
– Dung lượng lưu trữ: Thông số này đại diện cho khả năng lưu trữ dữ liệu trên Website. Khi dung lượng lưu trữ đã dùng hết, Website sẽ vận hành rất chậm .
– Băng thông: Băng thông mô tả lượng dữ liệu thông qua Website được phép truyền tải trong một thời gian nhất định.
– Bảo mật và sao lưu : Cơ chế bảo mật và sao lưu giúp dữ liệu được bảo vệ an toàn và phục hồi nhanh chóng khi có trường hợp xấu xảy ra
– Các công cụ lập trình phần mềm trên Internet và các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web.
– Các dịch vụ email như POP3 email, email forwarding,…
Các loại Web Hosting phổ biến
Sau khi hiểu rõ Web Hosting là gì, bạn cần phải biết có những loại Hosting phổ biến nào để lựa chọn ra một dịch vụ Web Hosting phù hợp nhất.
– Dedicated Server: Với loại hình này, bạn sẽ thuê một máy chủ vật lý riêng và được toàn quyền sử dụng máy chủ đó. Dedicated Server sẽ phù hợp với những Website có lượng truy cập cực lớn vì vậy chi phí thường cao và đòi hỏi có một quản trị viên máy chủ để quản lý các loại hình lưu trữ.
– Virtual Private Server (VPS): Tương tự như Dedicated Server, VPS là máy chủ ảo riêng được sinh ra bởi một máy chủ vật lý. VPS có lượng tài nguyên riêng và có thể chia ra để lưu trữ nhiều trang Web riêng biệt khác.
– Shared Hosting: Một máy chủ được chia thành nhiều không gian lưu trữ Web với những tài khoản có những giới hạn quyền hạn nhất định: không gian đĩa, cơ sở dữ liệu và băng thông. Nhờ giá rẻ và dễ sử dụng, Shared Hosting được sử dụng phổ biến cho những trang web vừa và nhỏ.
– WordPress Hosting: Là một dạng của Shared Hosting, loại Hosting này được thiết kế riêng cho Website WordPress. Các server sẽ được thiết kế với cấu hình riêng, có site gắn plugin được cài sẵn. Nhờ vậy, Website của bạn sẽ tải nhanh hơn. Loại hình này cũng rất rẻ và dễ sử dụng.
– Cloud Hosting: Đây là dạng Hosting mà dữ liệu và ứng dụng được vận hành trên công nghệ điện toán đám mây nên tốc độ truy cập nhanh hơn và bảo mật cũng tốt hơn rất nhiều so với các loại Hosting khác.
Dù ra đời sau các dạng lưu trữ truyền thống khác nhưng Cloud Hosting lại có rất nhiều điểm mạnh để trở thành sự lựa chọn được ưa chuộng nhất hiện nay.
Vai trò của Web Hosting là gì đối với doanh nghiệp
Vai trò của Web Hosting là gì với doanh nghiệp hiện nay?
Web Hosting có thể coi là trợ thủ đắc lực giúp các doanh nghiệp vận hành Website hiệu quả và an toàn khỏi các sự cố. Hoặc trong tình huống có sự cố xảy ra, các nhà cung ứng dịch vụ Hosting luôn có nhiệm vụ xử lý và giải quyết cho khách hàng.
So với việc bỏ ra một khoản chi phí lớn vào đầu tư máy chủ, đội ngũ nhân viên IT, thuê không gian lưu trữ máy chủ hoặc thuê đường truyền mạng riêng, lựa chọn sử dụng dịch vụ Hosting là bước đi sáng suốt của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, dịch vụ Web Hosting còn giúp doanh nghiệp SEO cực kỳ hiệu quả. Lúc này, tên miền Hosting giúp Web dễ dàng được tìm kiếm ra hơn và tiện cho việc quản lý danh sách Website vệ tinh phục vụ dự án. Như thế, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được giới thiệu đến tất cả những khách hàng tiềm năng.